Giới thiệu về Bộ môn và chuyên ngành đào tạo

BỘ MÔN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THÀNH PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH THỦY

Department of Urban Transport and Marine-Coastal Engineering

Thành lập:             Tháng 2 năm 2003

Trưởng Bộ môn:   PGS.TS. Trần Việt Hùng 

Điện thoại:            +84.24.37664051

Thư điện tử:          bmgtp@utc.edu.vn  

Web:                     http://ctgttp.utc.edu.vn

Facebook:           https://www.facebook.com/ctgttp

 Địa chỉ:                P.307 & 308, Nhà A6, Trường Đại học Giao thông vận tải, Đống Đa, Hà Nội

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy là một Bộ môn chuyên ngành của Khoa Công trình, được thành lập theo Quyết định số 190/QĐ-TCCB ngày 25 tháng 2 năm 2003 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải.

Từ ngày thành lập đến nay, thầy và trò trong bộ môn đã không ngừng phấn đấu đạt đạt các danh hiệu cao quý của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và Trường đại học Giao thông vận tải. Bộ môn đã đạt được danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc nhiều năm liền với 02 lần được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Đơn vị đạt Giải nhất ngày hội sinh viên Khoa công trình,...

Cố NGND. GS. TS. Nguyễn Viết Trung đã được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và Huân chương lao động. Nhiều giảng viên được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng, công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền.

Bộ môn đảm nhiệm Đào tạo kỹ sư 02 ngành với 03 chuyên ngành là:

(1) Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã số: 7580205) với các chuyên ngành đào tạo:

1. Chuyên ngành Công trình giao thông đô thị (Công trình giao thông thành phố thuộc Khoa Công trình);

2. Chương trình đào tạo chất lượng cao Công trình giao thông đô thị Việt-Nhật (học bằng tiếng Anh, thuộc Khoa Đào tạo Quốc tế). 

 (2) Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy (Mã số: 7580202) với 2 chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật xây dựng Cảng – Đường thủy.

Ngoài ra bộ môn còn kết hợp cùng Bộ môn Đường ô tô và Sân bay quản lý chuyên môn Chuyên ngành Cầu Đường ô tô và Sân bay.

Đào tạo Thạc sĩ: Chuyên sâu Xây dựng công trình giao thông đô thị (Mã số 85.80.2.05.05) thuộc Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông với số lượng có thể đào tạo hàng năm khoảng 30 học viên, thời gian đào tạo 1,5 năm;

Đào tạo Tiến s: Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt (Mã số 95.80.2.06) với số lượng đào tạo hàng năm là 5~10 học viên, thời gian đào tạo 4 năm.

Giảng viên Bộ môn đã và đang chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, các chương trình nghiên cứu khoa học kết hợp trong và ngoài nước, biên soạn nhiều tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở phục vụ phát triển ngành Giao thông vận tải. 

Đến năm 2022, các giảng viên trong Bộ môn đã công bố hơn 100 bài báo trên các Tạp chí quốc tế và Hội thảo quốc tế, hơn 300 bài báo trên các Tạp chí khoa học chuyên ngành và Hội thảo trong nước.

Ngoài ra, Bộ môn cũng tham gia vào các dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông như cầu Bạch Đằng (thẩm tra, kiểm định), cầu Cần Thơ (kiểm định) cầu Thuận Phước (thử tải), cầu Bãi Cháy (thẩm tra, thử tải), cầu Bính (thử tải, chứng nhận chất lượng, quan trắc hàng năm), cầu Nhật Tân (thẩm tra), cầu Rồng (thử tải), cầu Trần Thị Lý (thử tải), cầu Phú Mỹ (thử tải), nút giao thông Ngã Ba Huế (thẩm tra, thử tải), đường Hồ Chí Minh (thiết kế, thẩm tra), các công trình nút giao ở Hà Nội và TP HCM (thiết kế, thẩm tra), cầu Thủ Thiêm 2 (thẩm tra), cảng nhà máy lọc dầu Dung Quất, cảng Vĩnh Tân (kiểm định), hầm Đèo Cả, Hải Vân (hội đồng nghiệm thu)…

Bộ môn đã có sự hợp tác chặt chẽ trong đào tạo và nghiên cứu với các trường Đại học,  Viện nghiên cứu, các tập đoàn và công ty hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới. Bộ môn có nhiều chương trình Hợp tác đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phối hợp đào tạo nghiên cứu sinh, cấp học bổng cho sinh viên với các tổ chức nước ngoài như Đại học Waseda và Đại học Nagaoka, Nhật Bản (hợp tác nghiên cứu và đào tạo NCS), Tập đoàn Thép Nippon Steel-Sumitomo Metal, Nhật Bản (hợp tác nghiên cứu, đào tạo và cấp học bổng cho khóa học thạc sĩ và tiến sĩ), Viện Công nghệ Shimizu, Nhật Bản (hợp tác nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ), Viện Nghiên cứu Cảng và Sân bay (PARI), Nhật Bản (hợp tác nghiên cứu), Công ty Kawakin, Nhật Bản (hợp tác nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên giỏi), Công ty Tư vấn Chodai, Nhật Bản (hợp tác nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên giỏi), Viện nghiên cứu Quốc gia INSA de Rennes, Pháp (phối hợp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ), Đại học Darmstadt University of Technology, Đức (phối hợp đào tạo tiến sĩ), Tập đoàn Freyssinet, Pháp (hợp tác nghiên cứu), Công ty Bentley, Mỹ (hợp tác hỗ trợ phần mềm Xây dựng), Công ty SOFiSTiK, Đức (hợp tác hỗ trợ phần mềm Xây dựng),...