Những điểm "nhất " của dự án cầu Rồng và cầu mới Trần Thị Lý
Cầu Rồng:
- Có thiết kế độc đáo trên thế giới về kiến trúc, kết cấu chịu lực và giải pháp thi công.
- Có mặt cắt ngang rộng nhất Việt Nam (B=37,5m).
- Được thiết kế tổ hợp nhiều công nghệ, bê tông cốt thép hệ treo có thanh căng dự ứng lực.
- Có hố móng sâu và rộng nhất Việt Nam (37x47, H=15).
- Kết cấu vòm được tổ hợp từ 5 ống đơn tạo hình thân Rồng đặc biệt nhất thế giới.
- Giải pháp thi công vòm bằng long môn tự thay đổi chiều cao với tải trọng nâng 200T lần đầu tiên được áp dụng tại VN do Cienco1 nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và vận hành.
- Các mối nối liên kết dầm có số lượng bu lông cường độ cao lớn nhất từ trước tới nay (3.600 con/mối nối).
- Khối lượng bê tông bịt đáy cho một lần đổ lớn nhất từ trước đến nay (6.700m3 trong vòng 36h).
- 80.000 m3 khối bê tông, 5000 tấn thép, 4200 tấn thép dầm, 2100 tấn thép vòm, huy động 8000 tấn vật tư thi công và nhân lực thường xuyên làm 3 ca là 500 người, lúc cao điểm nhất 900 người.
Trụ tháp dây văng cầu Trần Thị Lý về đêm |
Cầu mới Trần Thị Lý:
- Kết cấu móng cọc khoan nhồi trụ tháp có chiều sâu khoan vào đá gốc tới 30 mét.
- Tháp cầu nghiêng 120 liên kết trực tiếp với với dầm chủ được đặt trên gối chỏm cầu có sức chịu tải tính toán lớn nhất thế giới (32.000T).
- Kết cấu một mặt phẳng dây có mặt cắt ngang đơn lớn nhất Đông Nam Á (B=34,5m).
- Thi công một lần trên toàn mặt cắt kết cấu dầm hộp thành mỏng (25cm) cho cả nhịp dẫn và nhịp chính.
- Lần đầu tiên Cienco1 nghiên cứu thiết kế, chế tạo, áp dụng thành công công nghệ đà giáo đẩy 1.100T, rút ngắn thời gian thi công 30 ngày cho mỗi nhịp.
- Lựa chọn giải pháp xe đúc chạy dưới cho thi công nhịp chính, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công và rút ngắn được tiến độ thi công 4 tháng.
- 63.000 m3 bê tông, 9.800 tấn thép, 595 tấn thép dự ứng lực, 885 tấn cáp dây văng tương đương với 745 km cáp và 12,35 km dây văng, nhà thầu huy động 4500 tấn vật tư thi công, nhân lực huy động cao điểm nhất tại dự án là 700 người.
(Theo báo GTVT)